Tin tức tổng hợp
No Result
View All Result
  • Login
  • Home
  • Đời sống
  • Phụ nữ
  • Tổ ấm
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Gia đình
  • Món ngon
  • Khoa học
  • Sống khỏe
PRICING
SUBSCRIBE
  • Home
  • Đời sống
  • Phụ nữ
  • Tổ ấm
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Gia đình
  • Món ngon
  • Khoa học
  • Sống khỏe
No Result
View All Result
Tin tức tổng hợp
No Result
View All Result
Home Giáo dục

Trước khi muốn dạy con ngoan ngoãn học giỏi, hãy dạy con “biết suy nghĩ”

15 Tháng Mười Một, 2021
Reading Time: 7 mins read
0
Trước khi muốn dạy con ngoan ngoãn học giỏi, hãy dạy con “biết suy nghĩ”

Hầu như bố mẹ nào cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết dạy con sử dụng chân (để đi), sử dụng tay (để cầm đũa hoặc cầm bút). Nhưng rất ít bố mẹ quan tâm đến việc dạy con sử dụng não bộ của mình để suy nghĩ.

RELATED POSTS

Con nhà nghèo và con nhà giàu có 3 cách biệt tư duy rõ ràng, càng lớn càng thấy rõ

Sau tuổi 50, thất bại lớn nhất không phải là không có tiền, mà là 3 điều này

5 cách phạϯ con chuẩn không cần chỉnh của mẹ thông minh, con càng lớn càng khôn ngoan hiểu chuyện

Khi còn bé, những đứa trẻ Việt Nam thường được bố mẹ răn đe những câu như thế này: “Cấm con làm việc này, cấm con làm việc kia”. Lớn hơn một chút, chúng vẫn thường xuyên bị bố mẹ quở trách: “Ai cho con làm việc này, tại sao con không xin phép mà đã làm việc kia”? Suốt cả thời thơ ấu, trẻ em Việt Nam có rất ít cơ hội sử dụng cái đầu của mình để độc lập suy nghĩ. Ăn gì, học gì, đi đâu, chơi với ai,… đều do bố mẹ quyết định hộ.

Những đứa trẻ đó lớn lên hiển nhiên sẽ trở thành những công dân thụ động, không dám nghĩ khác, làm khác. Những công dân thụ động không thể tạo ra một cộng đồng năng động. Trong khi ở nhiều nước, người ta được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, thì ở Việt Nam không cấm cũng chưa được làm, mà chỉ được làm những gì Nhà nước cho phép.Tình trạng các doanh nghiệp phải vất vả xin “giấy phép mẹ, giấy phép con” từ các cấp quản lý, có thể có nguồn gốc từ những đứa trẻ Việt Nam làm bất cứ việc gì cũng phải xin phép bố mẹ chăng?

Tại sao chúng ta không thử làm khác?

Tôi có suy nghĩ này từ năm 1999, khi vợ tôi sinh cô con gái thứ hai, bé Sao Mai. Tôi xin kể một vài kinh nghiệm cá nhân đối với cô con gái nhỏ của mình và nếu những bạn đang nuôi dạy con cái chia sẻ được ý nào đó trong câu chuyện này thì tôi sẽ rất vui.

Khi Sao Mai được hai tuổi, vợ chồng tôi quyết định tạo cho bé một môi trường an toàn, mà ở đó bé được tự do làm tất cả những gì bố mẹ không cấm, được quyền tự quyết định phần lớn những vấn đề của bản thân và phải chịu trách nhiệm về kết quả. Khi Sao Mai ba tuổi, chúng tôi cho phép bé tự chọn mầu sơn trang trí phòng ngủ và kết quả là phòng của bé trông rất dễ thương (với khoảng 7 mầu khác nhau). Để tóc dài hay ngắn, mặc váy hay quần là do cháu tự chọn. Rất ít khi cháu phải xin phép bố mẹ, vì không gian hoạt động của cháu là rất rộng. Cháu thích đọc sách, thích ngoại ngữ, biết bơi, biết đi xe đạp, biết trượt batin, thích chơi game online, biết chơi từ cờ Vua, cờ Tướng, Tú-lơ-khơ, cho đến Tiến lên, Tá lả,… Chúng tôi chỉ đề ra một số ít quy định và yêu cầu cháu tuân thủ nghiêm túc.

Để giúp trí não cháu phát triển, tôi cố gắng trả lời mọi câu hỏi của cháu. Chính trong lúc làm việc này mà tôi phát hiện ra, trẻ con bẩm sinh đều có kỹ năng đặt câu hỏi tuyệt vời. Đơn giản vì chúng không biết và chúng thực sự muốn biết! Người lớn thì khác, đặt câu hỏi chủ yếu để vặn vẹo ai đó hoặc chứng tỏ là ta đây sắc sảo. Có lẽ vì thế mà trẻ em tích lũy tri thức nhanh hơn và nhiều hơn người lớn.

Buy JNews
ADVERTISEMENT

Tôi cũng dạy cháu phương pháp đối thoại để mở rộng không gian hoạt động của mình. Theo quy định của gia đình, nếu ngày hôm sau phải đi học thì đúng 20h30 cháu phải lên giường đi ngủ. Một lần đến giờ đi ngủ, nhưng cháu đang đọc dở cuốn truyện, còn mươi trang nữa mới kết thúc. Cháu nói với tôi:

– Ba, con có thể đọc nốt mấy trang cuối này được không?

– Theo quy định thì không được con ạ. Nhưng nếu con thuyết phục được mẹ, thì ba cũng đồng ý.

Cháu vào phòng mẹ, rồi quay ra nói với tôi:

– Mẹ không đồng ý, buồn quá.

– Con nói với mẹ như thế nào mà mẹ không chịu?

– Con nói là con chưa buồn ngủ.

Tôi bảo cháu:

– Con thử nghĩ cách khác xem sao?

Cháu suy nghĩ rồi quay vào nói với mẹ:

– Con chỉ đọc vèo một cái là hết thôi mẹ ạ.

Mẹ vẫn không đồng ý. Cháu lại đưa ra lý do khác:

– Mai con sẽ vẫn thức dậy đúng giờ.

Mẹ vẫn không đồng ý.

Sau khi thấy cháu đã cố gắng suy nghĩ hết cách, tôi mới mách nước cho cháu:

– Con thử vào nói với mẹ, nếu con không đọc nốt mấy trang này, con sẽ không ngủ được, xem mẹ có đồng ý không?

Cháu vào nói với mẹ và sung sướng quay ra báo cho tôi biết mẹ đã đồng ý. Tôi cũng hài lòng, vì sau lần đó, mỗi khi muốn đạt một mục tiêu mới, cháu đã cố gắng suy nghĩ ra nhiều lý do để thuyết phục bố mẹ.

Sự chủ động của cháu đôi khi cũng làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Chẳng hạn, cháu muốn học thêm tiếng Nhật, nhưng mẹ cháu nói là không có người đưa đón vì nhà tôi ở xa trung tâm. Ngoài ra, giáo viên tiếng Nhật ít, chắc không ai đồng ý dạy tại nhà. Tưởng chuyện qua đi, ai ngờ cháu lẳng lặng lên Internet tìm địa chỉ trung tâm dạy tiếng Nhật, tự liên hệ bằng điện thoại để tìm hiểu. Một tuần sau, cháu báo cho mẹ biết là có cô giáo A sẵn sàng dạy tiếng Nhật cho trẻ em tại gia, đề nghị mẹ ký hợp đồng…

Năm nay cháu đang học lớp bốn và cháu rất tự hào vì đã ký được hợp đồng lao động đầu tiên, dạy kèm hai đứa em họ với tiền công 400 ngàn một tháng. Chúng tôi khuyến khích cháu làm việc này vì thấy cháu vẫn có đủ thời gian để học tập và vui chơi như những đứa trẻ bình thường.

Nếu bạn dành thời gian “dạy con đi, dạy con cầm bút” là một, thì hãy dành thời gian “dạy con suy nghĩ” là mười. Dạy, chứ đừng suy nghĩ thay cho chúng, vì nói cho cùng bạn không thể sống lâu hơn con cái của mình.

Tags: Giáo dục
ShareTweetPin

Related Posts

Con nhà nghèo và con nhà giàu có 3 cách biệt tư duy rõ ràng, càng lớn càng thấy rõ
Giáo dục

Con nhà nghèo và con nhà giàu có 3 cách biệt tư duy rõ ràng, càng lớn càng thấy rõ

6 Tháng Một, 2022
Sau tuổi 50, thất bại lớn nhất không phải là không có tiền, mà là 3 điều này
Giáo dục

Sau tuổi 50, thất bại lớn nhất không phải là không có tiền, mà là 3 điều này

23 Tháng Mười Hai, 2021
5 cách phạϯ con chuẩn không cần chỉnh của mẹ thông minh, con càng lớn càng khôn ngoan hiểu chuyện
Giáo dục

5 cách phạϯ con chuẩn không cần chỉnh của mẹ thông minh, con càng lớn càng khôn ngoan hiểu chuyện

21 Tháng Mười Hai, 2021
Thay vì dạy chữ sớm, hãy dạy cho con 5 “kỹ năng suốt đời” này
Giáo dục

Thay vì dạy chữ sớm, hãy dạy cho con 5 “kỹ năng suốt đời” này

19 Tháng Mười Hai, 2021
“Cháu hư tại bà”: 7 sai lầm của ông bà gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và sự Pнát triển của cháu
Giáo dục

“Cháu hư tại bà”: 7 sai lầm của ông bà gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và sự Pнát triển của cháu

17 Tháng Mười Hai, 2021
7 điều đáng quý con cái có thể học được khi cha mẹ “đường ai nấy đi”
Giáo dục

7 điều đáng quý con cái có thể học được khi cha mẹ “đường ai nấy đi”

14 Tháng Mười Hai, 2021
Next Post
Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng: Thấy vợ mặc đẹp, chồng ghen tuông đáɴh vợ không thương tiếc

Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng: Thấy vợ mặc đẹp, chồng ghen tuông đáɴh vợ không thương tiếc

Con sợ học toán, cộng trừ chậm chạp: Phương Pнáp kèm cặp con của mẹ Hà Nội, 1 tháng có kết quả rõ rệt

Con sợ học toán, cộng trừ chậm chạp: Phương Pнáp kèm cặp con của mẹ Hà Nội, 1 tháng có kết quả rõ rệt

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended Stories

“Của để dành” – Câu chuyện xúc động về người Cha nghèo, hay và ý nghĩa đầy tính nhân văn

“Của để dành” – Câu chuyện xúc động về người Cha nghèo, hay và ý nghĩa đầy tính nhân văn

30 Tháng Mười Một, 2021
Bức thư của người vợ gửi cho chồng ngoại tình còn xót xa hơn vạn lần một tờ đơn ly hôn

Bức thư của người vợ gửi cho chồng ngoại tình còn xót xa hơn vạn lần một tờ đơn ly hôn

3 Tháng Mười Hai, 2021
Bầu Thụy tiết lộ sốc: Hồ Văn Cường bị ai đó đánh bằng thắt lưng, ép đi hát

Bầu Thụy tiết lộ sốc: Hồ Văn Cường bị ai đó đánh bằng thắt lưng, ép đi hát

27 Tháng Mười, 2021

Popular Stories

  • Đề xuất bỏ Tết ta, chỉ nên ăn Tết Tây, GS. Võ Tòng Xuân khẳng định: ‘Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi’

    Đề xuất bỏ Tết ta, chỉ nên ăn Tết Tây, GS. Võ Tòng Xuân khẳng định: ‘Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi’

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cưới nhau 5 năm chồng khô như gỗ, chỉ 1 đêm với sếp khiến tôi ngất ngây suốt đời

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đến thăm nhà bố vợ, chàng trai phát hiện vợ sắp cưới đã lên chức bà ngoại

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tham gia show hẹn hò, chàng trai gốc Huế khiến khán giả đứng hình: Phụ nữ chỉ ngồi mâm dưới, không sinh được con trai thì li hôn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Maпǥ bó hoa “đồпǥ tiềп” đến nhà bạп ǥάi tỏ tìпh, chàпǥ trαi được chấp nɦậп nǥay tức thì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Tin tức tổng hợp

We bring you the best Premium WordPress Themes that perfect for news, magazine, personal blog, etc. Visit our landing page to see all features & demos.

LEARN MORE »

Bài viết mới

  • “Món quà cuối cùng của mẹ”: Câu chuyện cảm động nhắc ta biết quý trọng thời gian bên cha mẹ
  • Giữa dòng đời vội vã, đàn bà lấy chồng chỉ cầu một chữ ‘An yên’
  • Đẻ thuê giao con khi còn đỏ hỏn, 15 năm gặp lại thằng bé gọi mẹ là cô, em buốt lòng

Chuyên mục

  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Hôn nhân
  • Khoa học
  • Kinh tế
  • Làm đẹp
  • Mẹ và Bé
  • Mẹo vặt
  • Món ngon
  • Phụ nữ
  • Sao
  • Sống khỏe
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
  • Thế giới
  • Tin tức
  • Tổ ấm

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Home
  • Subscription
  • Category
    • Business
    • Culture
    • Economy
    • Lifestyle
    • Health
    • Travel
    • Opinion
    • Politics
    • Tech
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In